Airtag

Tìm lại vali thất lạc một cách thần kỳ nhờ Airtag

Với AirTag, cô gái đã kịp thời tìm thấy hành lý thất lạc của mình sau nhiều ngày và vạch trần lời nói dối trắng trợn hòng chối bỏ trách nhiệm của hãng quản lý sân bay.

Việc du lịch được “thả cửa” sau dịch COVID-19 đã dẫn đến tình trạng dịch vụ hàng không toàn câu bị “quá tải” do thiếu hụt nhân sự trầm trọng, trong khi lượng du khách lại tăng đột biến. Điều này đã gây ra nhiều hỗn loạn và việc mất hành lý tại sân bay là điều dễ hiểu. Song, nhiều khách hàng đã tìm lại được hành lý thất lạc của mình, không phải nhờ vào dịch vụ chăm sóc khách hàng của các hãng hàng không mà nhờ vào AirTag – một thiết bị định vị và theo dõi của Apple.

Hình ảnh Valerie Szybala cùng chiếc vali thất lạc và được tìm lại nhờ Airtag

Điển hình như trường hợp của Valerie Szybala, một vị khách của hãng bay United Airlines. Cô đã tìm thấy hành lý thất lạc của mình sau 6 ngày, đồng thời vạch trần được lời nói dối trắng trợn của nhân viên hãng hàng không này.

Hành lý thất lạc và lời nói dối của nhân viên

Vào ngày 28/12/2022, Szybala bay từ nước ngoài về Washington với điểm đến là sân bay Reagan Airport. Trước đó, cô đã mua phụ kiện AirTag để có thể tìm kiếm hành lý nếu bị thất lạc. Cô cho biết, do lịch trình di chuyển dày đặc nên rủi ro bị mất hành lý là rất cao.

Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết không thuận lợi và máy móc gặp lỗi nên cô phải đáp chuyến bay xuống sân bay Quốc gia tại Washington DC. Ở đây, hãng bay United Airlines thông báo hành lý của cô không đi cùng mà sẽ đến sau thông qua ứng dụng. Họ cam kết sẽ gửi hành lý đến tận nhà vào ngày kế tiếp, tức 29/12.

Từ nơi ở của cô đến sân bay chỉ cách vài km nhưng cô vẫn không nhận được hành lý từ ngày 30/12 – 1/1/2023, dù hành lý của cô đã được đánh dấu xuống sân bay vào ngày 29/12. Cô cho biết, mình đã cố liên lạc với sân bay nhưng cuộc gọi không bao giờ được tiếp nhận, đến khi nhắn tin thì họ cho biết cần phải đợi từ 2 – 4 tiếng. Trước đó, nhân viên sân bay đã trấn an cô rằng hành lý đang được về và vẫn đang nằm an toàn tại trung tâm dịch vụ. Nó sẽ được gửi đi vào buổi tối hôm đó nhưng “chẳng có gì xảy ra cả”.

Cảm thấy có điều gì đó không đúng, Szybala đã sử dụng ứng dụng Find My để kết nối với AirTag thì phát hiện hành lý đang ở chỗ lạ. Lúc đó, cô nghĩ rằng hành lý sẽ được gửi đến vào ngày hôm sau bởi lúc đó, nó chỉ nằm trong một căn chung cư chỉ cách nhà vài km vào tối 30/12. Song, trên thực tế, hành lý vẫn không đến tay cô.

Ngay lập tức, Valerie Szybala gọi điện đến hãng bay và đại điện bảo cô bình tĩnh khi hành lý vẫn ở trung tâm dịch vụ vận chuyển.

Nhờ AirTag, hành lý đã được “trở về chủ cũ”

Sau cùng, Szybala đến chung cư mà AirTag đang định vị hành lý vào tối hôm đó. Cô không tìm thấy chiếc vali của mình nhưng lại phát hiện có hai chiếc vali còn thẻ hành lý sân bay trong thùng rác. Nó đã bị mở tung và trống rỗng…

Lúc này, cô đã phát hiện ra lời nói dối của hãng United Airlines và mang câu chuyện này lên Twitter với bức ảnh chụp hai chiếc vali bị mở tung, mất hết đồ đạc vào ngày 1/1, thu hút đến 21 triệu lượt xem. Cô cũng báo cảnh sát nhưng họ không thể xử lý vì cô không thể chỉ đích danh ai đã thực hiện hành vi này.

Ngay sau đó, hãy bay đã chủ động liên hệ và đề nghị bồi thường nhưng Szybala lại từ chối vì đơn giản, cô chỉ muốn lại hành lý. Cô tiếp tục chia sẻ câu chuyện của mình qua Twitter, đồng thời ghé lại chung cư nhiều lần để theo dõi vị trí của hành lý thông qua AirTag và ứng dụng Find My.

Szybala phát hiện, hành lý vẫn tiếp tục di chuyển đến cửa tiệm McDonald, sau đó đến trung tâm thương mại và mỗi lần ra ngoài, chiếc vali vẫn tiếp tục trở lại chung cư ban đầu. Đến lần thứ 4, cô đã đi cùng ekip truyền hình và hai hành lý bị bỏ trong thùng rác đã biến mất…

Lúc này, cô nhận được tin nhắn của nhân viên giao hàng với thông báo gửi nhầm hành lý của cô cho một khách hàng khác ở bang Virginia. Anh ta đang ở gần đó để trả lại cô. Điều bất ngờ là hành lý của cô khi nhận được vẫn còn nguyên vẹn với thẻ hành lý, khóa an toàn và thẻ nhận diện. Tuy nhiên, người nhân viên giao hàng này lại không mặc đồng phục và không hề đi một chiếc xe có hiệu của một hãng giao hàng nào.

Szybala đã bỏ qua mọi điều vô lý và cho biết, mọi thứ bên trong hành lý vẫn còn nguyên vẹn, không bị mất mát gì. Tuy nhiên, cô vẫn cần một lời giải thích thỏa đáng về trường hợp kỳ lạ này từ hãng United Airlines. Phản hồi về vấn đề này, đại diện của hãng hàng không cho biết, họ đang điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ việc này.

AirTag từng gây ra tranh cãi  khi một hãng hàng không của Đức nghiêm cấm hành khách sử dụng thiết bị này khi tham gia chuyến bay của hãng. Song, qua trường hợp trên, có thể thấy, nếu không có AirTag, có lẽ Szybala sẽ chẳng bao giờ tìm ra hành lý của mình…

Join The Discussion