Airtag

Bản cập nhật mới giúp AirTag không thể theo dõi người dùng

Những tín đồ “nhà Táo” giờ đây đã có thể thở phào nhẹ nhõm bởi tính năng mới trong bản Firmware dành cho AirTag được phát hành vào tháng 11 vừa qua đã giúp thiết bị này không thể theo dõi người dùng.

AirTag là thiết bị được dùng để theo dõi bằng Bluetooth thông qua tính năng dò tìm các thiết bị khác trong hệ sinh thái Apple, có thể kể đến như iPhone, iPad, MacBook, Apple Watch ngay trong phạm vi kết nối. Khi đó, nó sẽ hiển thị thông tin và cập nhật vị trí vật được định vị vào iCloud của người dùng.

Sau những lùm xùm về tính năng theo dõi này, hãng Apple đã phát hành hai bản cập nhật Firmware mới dành cho AirTag trong tháng 11 vừa qua, theo chia sẻ của 9to5mac.

Bản cập nhật mới giúp AirTag không thể theo dõi người dùng?

Dù không nêu chi tiết về các cập nhật ngay tại thời điểm phát hành nhưng trang hỗ trợ của Apple đã liệt kê những tính năng mới trong hai bản cập nhật Firmware 2.0.24 và 2.0.36 của thiết bị định vị AirTag. Theo đó, ở bản cập nhật 2.0.25 sẽ cho phép người dùng iPhone có thể định vị AirTag không xác định bằng tính năng Precision Finding (Tìm chính xác).

Precision Finding được “cha đẻ” công bố vào đầu năm nay là một trong các biện pháp của Apple nhằm ngăn chặn việc sử dụng AirTag để theo dõi. Khi iPhone phát hiện AirTag không xác định đang di chuyển cùng mình, người dùng có thể sử dụng tính năng này kết hợp với cảnh báo bằng âm thanh để tìm ra AirTag đó và vô hiệu hóa nó. Ngoài ra, “Táo khuyết” cũng tăng cường các thông báo cảnh báo trong trường hợp AirTag bị tách khỏi chủ nhân và di chuyển cùng lúc với bạn. Một số tính năng trong bản cập nhật mới yêu cầu thiết bị sử dụng phải từ iPhone 11 trở lên do chúng được phát triển dựa ttreen chup U1 cùng công nghệ Ultra Wideband.

Còn trong bản cập nhật Firmware 2.0.26 được phát hành trong ngày 12.12, Apple sẽ tập trung khắc phục sự cố cảm biến gia tốc tích hợp trong thiết bị AirTag không kích hoạt. Cảm biến này sẽ giúp iPhone phát hiện AirTag trong quá trình di chuyển.

Tuy nhiên, nói một cách thực tế thì Apple lại không thể hiện cập nhật thiết bị một cách trực quan khi thiết bị này được cập nhật tự động trong phạm vi hoạt động của iPhone. Các bản cập nhật Firmware của thiết bị này cũng được triển khai theo từng giai đoạn nên không phải người dùng nào cũng có thể sử dụng chúng cùng một lúc.

Để kiểm tra phiên bản Firmware trong AirTag, người dùng có thể truy cập ứng dụng find My, sau đó nhấn vào tên AirTag là được.

Những “lùm xùm” liên quan đến AirTag trong thời gian gần đây

Vì các thiết bị khác trong hệ sinh thái Apple có thể theo dõi định vị của AirTag nên các tín đồ “nhà Táo” thường sử dụng trong các vali khi đi máy bay. Và điều này đã vô tình nảy sinh rắc rối…

Điển hình là vào ngày 9/10, hãng hàng không Lufthansa (Đức) đã tuyên bố cấm mọi AirTag đang hoạt động được gắn vào hành lý trên tài khoản Twitter của mình. Hãng này cho rằng, đây là thiết bị nguy hiểm bởi thiết bị này không khác gì các thiết bị điện tử cầm tay khác như điện thoại, máy tính, máy tính bảng,… do đó, hành khách cần phải tuân thủ mọi quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).

Theo như những gì Lufthansa thông báo, AirTag có chức năng truyền dẫn nên cần phải đặt ở trạng thái ngừng hoạt động. Vì vậy, dù thiết bị này được đặt trong hành lý ký gửi thì cũng không được phép sử dụng. Ngay khi thông báo này đưa ra, đã có những tranh cãi dữ dội từ những người dùng và các bên khác nhau.

Cụ thể, Apple Insider đã phản biện lại quy định của hãng hàng không Đức khi cho rằng, AirTag có công suất hoạt động cực thấp nên không đủ năng lượng can thiệp vào hệ thống máy bay thương mại. Bên cạnh đó, trang này cũng dẫn ra rằng, những gì ICAO quy định chỉ áp dụng cho các thiết bị sử dụng pin Lithium, trong khi AirTag sử dụng pin dẹt CR2032. Vì lẽ đó, nếu Lufthansa cấm thiết bị dùng pin này thì cũng nên cấm các đồng hồ sử dụng pin tương tự.

Trái với Apple Insider, nhiều người đã ủng hộ quy định của hãng hàng không khi cho rằng, những gì Lufthansa đang làm chỉ đơn thuần là tuân theo quy định an toàn của ICAO. Trang Airwaysmag còn dẫn chứng chuyện có người đã tìm và phát hiện hành lý trong quá trình chờ xếp trên khoang máy bay khi nhận được tín hiệu AirTag không ở gần họ.

Một số người dùng “nhà Táo” thì lại cho rằng, quy định của Lufthansa chủ yếu là để thoát khỏi trách nhiệm khi không đảm bảo được hành lý trở về đúng tay của hành khách sau mỗi chuyến bay.

Có thể nói, AirTag là thiết bị thông minh do Apple sản xuất nhằm để theo dõi vật dụng, phụ kiện, đồ đạc khi di chuyển. Tuy nhiên, vì có khá nhiều “lùm xùm” cũng như nguy cơ bị theo dõi mà hãng này đã quyết định thay đổi tính năng, khiến bản cập nhật mới của AirTag không thể theo dõi người dùng.

Join The Discussion